shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape

NAS hay File Server. Lựa chọn nào phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Bất kì doanh nghiệp ở quy mô nào cũng đều cần lưu trữ và quản lý dữ liệu, đó là một nhu cầu cơ bản trong thời đại số ngày nay. Có 2 cách thức chính để chủ doanh nghiệp lựa chọn sử dụng để quản lý dữ liệu công ty mình là dùng thiết bị lưu trữ mạng NAS (Network Attached Storage) hoặc sử dụng máy chủ để lưu trữ File.

Trong bài viết này cùng IT Cloud so sánh ưu nhược điểm và những lựa chọn thông thường từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay. Việc lựa chọn giữa một giải pháp lưu trữ mạng NAS hay máy chủ dành riêng như file server không chỉ liên quan đến khả năng tiếp cận dữ liệu mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và sự tăng trưởng lâu dài của doanh nghiệp.

Vậy NAS là gì ?

NAS là một thiết bị lưu trữ được kết nối với mạng, cho phép người dùng trong cùng một mạng lưu trữ và truy cập dữ liệu từ các thiết bị khác nhau. Nó dễ dàng cài đặt, quản lý và mở rộng, phù hợp với nhu cầu lưu trữ dữ liệu đang ngày càng tăng của doanh nghiệp.

Mỗi thiết bị NAS đều có số lượng (bay) ổ cứng nhất định, dễ dàng mở rộng hơn khi phát sinh nhu cầu. Giống như một máy chủ mini có CPU, RAM và hệ điều hành được thiết kế riêng cho việc bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp chuyên nghiệp. 

Khi sử dụng NAS, doanh nghiệp sẽ có một cloud riêng cho doanh nghiệp mình tự quản lý, lưu trữ và phân quyền truy cập dữ liệu cực sâu, không cần sử dụng một bên thứ 3 như Google Drive, One Drive, Dropbox...

 

File Server (Máy chủ File) ?

Chúng ta có thể hiểu đơn giản File Server chính là một máy tính bất kỳ có nhiệm vụ là hệ thống quản lý dữ liệu tập trung. Trên máy tính này sẽ được quản trị phân quyền và chia sẻ thư mục cho các nhân viên trong công ty để thực hiện lưu trữ dữ liệu tập trung trong thời gian làm việc.

File server cung cấp khả năng đa dụng cao hơn và tùy chỉnh phức tạp hơn so với NAS, nhưng thường đòi hỏi kiến thức IT chuyên sâu để quản lý và bảo trì.

Bất kỳ một máy tính nào trong doanh nghiệp bạn cũng có thể cấu hình để trở thành một máy chủ file và chia sẻ thông qua mạng LAN. Tuy nhiên khi ra ngoài công ty (ngoại mạng) sẽ bị hạn chế một cách rõ rệt hoặc thậm chí không truy cập được

Ưu và Nhược Điểm của từng loại

Đầu tiên, điểm tương đồng giữa 2 hình thức lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp NAS và File Server là đều có khả năng lưu trữ, bảo vệ và thiết lập quyền truy cập dữ liệu của nhân viên trong công ty. Các thư mục, dữ liệu quan trọng trong công ty sẽ được bảo vệ ở nhiều mức độ và khôi phục dễ dàng khi xảy ra hiện tượng phá hoại hoặc hỏng hóc. Vậy lựa chọn hình thức nào cho doanh nghiệp của mình là tốt nhất ?

NAS:

  • Ưu điểm:
    - NAS rất dễ cài đặt và sử dụng, với giao diện người dùng thân thiện và không yêu cầu nhiều kiến thức kỹ thuật. Thiết bị này cũng có khả năng mở rộng cao, cho phép doanh nghiệp tăng cường lưu trữ mà không cần đầu tư vào hardware mới.
    - NAS thích hợp cho việc chia sẻ file trong môi trường với nhiều người dùng và hỗ trợ đa dạng các giao thức mạng, làm việc từ xa.
    - Bộ ứng dụng đa dạng và đáp ứng hầu hết các yêu cầu trong doanh nghiệp như Chat, Drive, Media, Survellance.... 
  • Nhược điểm:
    - Tuy có tính năng phong phú, nhưng NAS có thể không đáp ứng được nhu cầu cụ thể của một số ứng dụng doanh nghiệp cần cài đặt trên nền tảng Window (VD máy chấm công, PM kế toán...)
    - Bảo mật dữ liệu cũng có thể trở nên thách thức nếu không được cấu hình đúng cách. NAS là một thiết bị thiết kế chuyên lưu trữ dữ liệu, việc các ứng dụng đi kèm đã hỗ trợ bảo mật ở mức cao cho dữ liệu bên trong tuy nhiên cũng cần được cài đặt đúng cách và có phương án dự phòng.


Kho ứng dụng phong phú của NAS là điểm mạnh được nhiều doanh nghiệp lưa chọn

File Server:

  • Ưu điểm:
    - File server (Máy chủ File) cung cấp kiểm soát và tùy chỉnh dữ liệu ở mức độ cao, bao gồm cả quản lý quyền truy cập và bảo mật. Với hardware mạnh mẽ, file server có thể xử lý một lượng lớn yêu cầu dữ liệu mà không bị giảm hiệu suất.
    - Tính đa dụng của một máy chủ là rất cao, làm việc trong mạng LAN được truy cập và xử lý dữ liệu với tốc độ tối ưu.
  • Nhược điểm:
    - Việc thiết lập và quản lý một file server yêu cầu kiến thức IT chuyên môn và có thể tốn kém hơn so với NAS, cả về chi phí ban đầu lẫn bảo trì. Đối với các doanh nghiệp nhỏ không có bộ phận IT riêng, điều này có thể là một rào cản lớn.
    - Ngoài ra việc truy cập từ xa cũng bị hạn chế và khó khăn hơn đối với các nhân viên. Không có các ứng dụng hỗ trợ kết nối ngoài mạng.

Lựa Chọn Nào Cho doanh nghiệp vừa và nhỏ SMB ?

Quyết định giữa NAS và file server phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm ngân sách, nhu cầu lưu trữ và quản lý dữ liệu, kiến thức IT, và kế hoạch tăng trưởng doanh nghiệp.

Đối với hầu hết SMB, NAS thường là lựa chọn phù hợp nhờ vào sự đơn giản, chi phí hợp lý, và khả năng mở rộng dễ dàng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu cao về hiệu suất, bảo mật tùy chỉnh, có ngân sách cho IT hoặc quản lý dữ liệu phức tạp, một file server có thể là lựa chọn đáng cân nhắc.


NAS là lựa chọn phổ biến hơn tại nhiều doanh nghiệp

Kết Luận

Trong quá trình làm việc cũng như tư vấn cho các doanh nghiệp tại Hải Phòng, IT Cloud lưu ý các doanh nghiệp hãy lựa chọn dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp mình để đưa ra quyết định đúng đắn. Ví dụ doanh nghiệp có đội ngũ thường xuyên làm việc bên ngoài và báo cáo, chia sẻ dữ liệu hàng ngày, hoặc thường xuyên sử dụng các cloud như Drive, OneDrive... thì nên sử dụng NAS để thuận tiện và bảo vệ dữ liệu công ty tốt hơn. Còn nếu doanh nghiệp chỉ tập trung ở văn phòng là chính hay có nhiều phần mềm, ứng dụng cần triển khai tại công ty thì nên sử dụng máy chủ vừa để thực hiện các tác vụ đó, vừa là máy chủ file sẽ tối ưu nhất.

Tuy nhiên như đã nói ở trên, sẽ có nhiều yếu tố để các chủ doanh nghiệp quyết định từ chi phí vận hành, chi phí đầu tư ban đầu hay chi phí mở rộng...mới có được quyết định chính xác. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc cần tư vấn, xin liên hệ SMS/Zalo/Phone: 0986.973.273. IT Cloud sẵn sàng hỗ trợ cho các bạn trong quá trình xây dựng hạ tầng CNTT cho doanh nghiệp mình. 

Để tìm hiểu hơn về NAS, xin vui lòng theo dõi qua Blog về  thiết bị lưu trữ mạng NAS của IT Cloud