Mổ xẻ 03 hệ thống lưu trữ và bảo mật dữ liệu doanh nghiệp
Như IT Cloud đã chia sẻ tại về hệ thống lưu trữ và bảo mật dữ liệu tại bài trước, tại bài viết lần này, xin phép được trình bày về 03 hệ thống lưu trữ và bảo mật dữ liệu doanh nghiệp hiện nay:
Một số loại hình lưu trữ dữ liệu số cận tuyến cơ bản như sau:
Giải pháp lưu trữ SAN (Storage Area Network)
SAN là hệ thống lưu trữ & bảo mật dữ liệu qua mạng cáp quang chuyên dụng cho các doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ và chia sẻ dữ liệu lớn. Chi phí đầu tư ban đầu cao, nhưng bù lại là khả năng hoạt động độc lập, ổn định, độ trễ thấp.
Hệ thống SAN được ứng dụng nhiều và hiệu quả tại các đơn vị tài chính như chứng khoán, ngoại hối, ngân hàng hay các giao dịch tài chính. Đồng thời, khi có nhu cầu nâng cấp, mở rộng, việc sử dụng giải pháp SAN sẽ dễ dàng hơn
NAS - Giải pháp lưu trữ và bảo mật dữ liệu tối ưu
Hệ thống NAS (Network Attached Storage) là giao thức lưu trữ dữ liệu tối ưu hơn hệ thống SAN rất nhiều. NAS sử dụng một thiết bị lưu trữ đặc biệt (phổ biến là các model DS223, DS723+, DS923+ và DS1522+) đấu nối trực tiếp vào hệ thống mạng LAN của doanh nghiệp.
Về ưu điểm, hệ thống NAS giữ nguyên được những thế mạnh của hệ thống SAN. Khi có khả năng mở rộng dung lượng thông qua việc lắp thêm các thiết bị NAS, mà không làm phân tán dữ liệu, triệt để trong công tác quản lý.
Bản thân hệ thống NAS cũng có hệ sinh thái tính năng rất đa dạng phục vụ mục tiêu công việc như: Hệ thống chat nội bộ ( NAS Chat), Kho lưu trữ (NAS Driver), Hệ thống đồng bộ ảnh điện thoại - PC - Laptop (NAS photo).., giúp doanh nghiệp có một server riêng làm việc từ xa, truy cập dữ liệu được theo quyền, mọi lúc, mọi nơi
Đồng thời hệ thống NAS cũng được đánh giá là giải pháp bảo mật hàng đầu, với chiến lược backup tới ưu 3-2-1, đảm bảo mỗi dữ liệu của công ty luôn được lưu tối thiểu 3 bản tại 2 địa điểm khác nhau. Và cũng là giải pháp lưu trữ và bảo mật dữ liệu doanh nghiệp tối ưu với việc máy chủ được đặt hoàn toàn tại doanh nghiệp, ngay cả các kỹ sư thiết lập phần mềm cũng không thể can thiệp vào hệ thống sau khi thiết lập.
Hệ thống DAS (Direct attached storage) - Giải pháp lưu trữ truyền thống.
DAS là cơ chế lưu trữ truyền thống với mỗi một thiết bị được gắn trực tiếp vào một máy chủ. Khác biệt của DAS so với 2 phương pháp trên là cách thức vận hành của DAS là mỗi máy chủ sẽ có thiết bị lưu trữ và phần mềm riêng biệt.
Cách thức này giúp DAS trở thành phương án dễ lắp đặt, chi phí rẻ nhất khi so sánh về hiệu năng. Tuy nhiên, lợi bất cập hại khi đây là phương thức đã lỗi thời do khả năng mở rộng dung lượng lưu trữ rất hạn chế và phức tạp.
Công tác bảo trì phần cứng cũng gặp nhiều vấn đề hơn khi phải thực hiện riêng rẽ trên từng máy chủ. Cũng như việc chia ra quá nhiều máy chủ khiến việc tổng hợp dữ liệu vô cùng chồng chéo, làm cồng kềnh hóa quy trình quản lý, báo cáo.
Tóm tắt lại, mỗi giải pháp lưu trữ và bảo mật dữ liệu đều có ưu và nhược điểm riêng phù hợp mô hình kinh doanh. Vậy các bạn có đoán được IT Cloud đang ứng dụng mô hình nào cho doanh nghiệp của mình?
IT Cloud - Đơn vị lắp đặt hệ thống NAS cho doanh nghiệp tại Hải Phòng
Sự tối ưu với một giá cả phải chăng luôn là lựa chọn của IT Cloud khi tư vấn hệ thống lưu trữ và bảo mật dữ liệu cho các doanh nghiệp tại Hải Phòng. Do đó, hệ thống NAS là một lựa chọn hợp lý cho các đối tác của IT Cloud, vốn chủ yếu là các doanh nghiệp SME.
IT Cloud cam kết là đơn vị cung cấp máy chủ NAS và thiết bị lưu trữ NAS với giá thành và chất lượng tốt nhất tại Hải Phòng. Đồng thời sẵn sàng chuyển giao công nghệ và đồng hành cùng các đối tác đến khi thành thạo. Mọi chi tiết xin liên hệ hotline: 0986.973.273 để được tư vấn tận tính nhất 24/7.